Hành động:Nên thay đổi thói quen hàng ngày. Một mùi hương nhẹ trên quần áo của bạn đôi khi khiến đối phương dễ dàng có thiện cảm hơn việc ăn mặc nhăn nhúm hoặc mặc lại quần áo cũ khiến mùi khó chịu xộc lên, bắt đồng nghiệp phải chịu chung, thế thì ích kỷ lắm.
Vô trách nhiệm
Bạn được giao công việc nhưng lúc nào cũng hẹn lần hẹn lượt hay làm thiếu chỗ này, dư chỗ kia. Mỗi buổi họp thì lại đi trễ rồi viện đủ lý do để bắt người khác phải thông cảm. Đôi khi việc lặp đi lặp lại nhiều lần như thế sẽ thành thói quen, khiến mọi người không còn tôn trọng bạn nữa cũng như chữ tín của bạn cũng trở về số 0. Việc thăng chức cho bạn chắc chỉ nằm trên bản kế hoạch mãi mãi không thực hiện được.
Hành động:Sắp xếp lại thời gian cá nhân sau cho hợp lý. Nhắm xem công việc nào bạn chắc chắn hoàn thành đúng tiến độ hãy nhận còn không cứ hẹn thời gian cho chính xác. Nếu năng lực bạn thấp bạn cứ chọn công việc phù hợp khả năng của mình đừng tham công tiếc việc ôm đồm rồi lại sai hẹn khiến sếp không hài lòng.
Ba hoa khoác lác
Luôn cho mình là cái rốn của vũ trụ, khoe khoang về bản thân nhưng khi bắt đầu làm việc thì lại chọn cho mình việc dễ nhất. Lúc đi ăn thì luôn tìm cách ra về trước dù luôn miệng khoe tiền tỷ trong tài khoản và nhà sơ sơ vài chiếc ô tô. Bạn khoe khoang như thế thì hãy chứng minh vật chất của bạn tương xứng mọi người mới nể bạn. Việc khoác lác dễ bị đồng nghiệp xa lánh và không muốn tiếp xúc.
Hành động:Tập tính khiêm tốn mọi lúc mọi nơi. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, việc cứ khoe khoang suốt ngày rồi đến lúc bị mọi người đồng loạt lên tiếng vì cách sống không đẹp của bạn, lúc đó chắc chắn bạn chỉ còn mỗi việc chuyển công tác cho đỡ xấu hổ.
Nhờ vả, mượn tiền rồi im bặt
Tiền bạc là vấn đề nan giải và rất dễ gây mất lòng, dù muốn hay không tuyệt đối bạn dừng dây vào, nhất là nơi công sở. Nhiều bạn tiêu xài hoang phí rồi đến công ty cứ xem bạn bè là máy in tiền, nhờ vả mượn xong rồi chẳng bao giờ thấy trả.
Việc này luôn khiến đồng nghiệp coi thường bạn và hiển nhiên khi bạn nhắn tin chẳng ai muốn trả lời. Bạn hứa hẹn và sử dụng lòng tốt của họ sai cách thì họ cũng chẳng cần thiết phải tôn trọng bạn.
Hành động:Cân đối thu chi và sử dụng lương hàng tháng sao cho hợp lý. Đừng ham sử dụng thẻ tín dụng rồi cứ mải mê quẹt, shopping, mua sắm những thứ không cần thiết để cuối tháng âm lương rồi chạy vạy khắp nơi bù vào khoản thiếu.
Đường Cung
Những cách đơn giản giúp bạn sống tích cực hơn
Cùng tham khảo những cách dưới đây khiến bạn bớt tự ti và thêm yêu bản thân.
" alt="Lý do khiến bạn luôn bị coi thường nơi công sở" />Lý do khiến bạn luôn bị coi thường nơi công sở
Trước khi nhận cơm đi phát, anh tranh thủ gửi rau, củ, quả cho bếp cơm từ thiện.
“Ngồi trên xe, di chuyển qua các tuyến đường, tôi thấy nơi đâu cũng có các lực lượng thực hiện công tác chống dịch. Lúc này, cả nước đang đoàn kết chống dịch, mình đâu thể ngồi yên”, anh nói thêm.
Quả thực, anh chẳng thể “ngồi yên”. Từ ngày đội xe được các hội, nhóm thiện nguyện biết đến, anh liên tục được họ liên hệ. Một ngày làm thiện nguyện của anh bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc lúc 11h đêm, thậm chí kéo dài đến 4h sáng hôm sau.
Anh kể: “7h sáng, tôi đi giao rau củ quả cho các bếp ăn từ thiện ở các quận, 10h30 đi lấy cơm ở các bếp cơm giao cho những khu cách ly, phong tỏa, bệnh viện… đã lên danh sách. Sau đó, tôi đi nhận gạo, nhu yếu phẩm từ các cơ quan chức năng, chở đến nơi cần phát. Chiều, tôi lại chạy đến các bếp cơm, nhận cơm đi phát”.
Ngoài việc nhận cơm, anh còn nhận các loại nước ép từ mạnh thường quân để chuyển vào bệnh viện cho y, bác sĩ.
“Phát xong, tôi đến điểm các mạnh thường quân tập kết rau củ quả để nhận hàng. Nhận xong, tôi phải đi giao ngay trong đêm cho các bếp ăn để họ bảo quản, chế biến. Nếu chậm trễ, thực phẩm sẽ hư hỏng, không tươi ngon. Những hôm hàng về nhiều, đến tận 4h sáng hôm sau, tôi mới về nhà”, anh kể thêm.
Suốt 1 tháng qua, anh hầu như ăn, ngủ trên xe. Thậm chí, anh bận đến nỗi không có thời gian gọi, nhận cuộc gọi từ vợ con ở quê. Mệt mỏi cộng thêm việc mất nước do phải “giam mình” trong bộ đồ bảo hộ suốt nhiều giờ liền, sau một tháng, anh gầy đi trông thấy.
Trên cabin xe chất đầy những bộ đồ bảo hộ, găng tay y tế, dung dịch sát khuẩn… chúng tôi di chuyển chầm chậm trên đường. Mỗi khi xe chạy ngang qua khu vực có khu phong tỏa, cách ly, anh lái xe chậm lại như muốn quan sát xem nơi ấy có đang được ai đó gửi, phát quà hay không. Xe dừng đèn đỏ, anh vội vàng cầm tờ danh sách các điểm nhận cơm, rau củ quả lên để ghi vào trí nhớ.
Chuẩn bị lên đường, chuyển cơm vào bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19.
“Phải đồng lòng mới mong sớm thắng đại dịch”
4h30 chiều, xe đến bếp cơm. Trên vỉa hè, những tình nguyện viên đang tất bật chuẩn bị các phần cơm, canh, nước ép. Mùi thơm từ gian bếp khiến chúng tôi ngỡ như đang bước vào một nhà hàng hạng sang với những món ăn thuần Việt.
Anh Chính đỗ xe, mở cửa. Nhân viên bếp cơm lần lượt chất những phần cơm thơm phức, nóng hổi lên thùng xe. Công việc hoàn tất sau ít phút ngắn ngủi. Anh ra hiệu cho chúng tôi mặc bộ đồ bảo hộ, đeo găng tay để chuẩn bị chở cơm vào bệnh viện gửi cho các bác sĩ.
Mọi công đoạn đều được anh và nhân viên bếp cơm thực hiện nhanh, gọn để hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với nhau. Anh nói, ngoài mục đích giảm thiểu thời gian tiếp xúc, việc nhận cơm thật nhanh còn mang ý nghĩa nhân văn.
“Mọi việc phải diễn ra thật nhanh để khi đến tay người cần, hộp cơm, bịch canh còn ấm, nóng. Nếu không, những phần cơm nghĩa tình, tâm huyết của các mạnh thường quân, bếp ăn sẽ không trọn vẹn. Đó cũng là yêu cầu tự chúng tôi đặt ra và cố gắng thực hiện cho bằng được”, anh Chính chia sẻ.
Chuyển cơm vào bệnh viện trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, nóng nực, vướng víu.
5h chiều, xe đến bệnh viện. Chúng tôi ngồi trên xe, chạy thẳng qua cổng có bảng thông báo “khu cách ly”. Trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, vướng víu, chúng tôi cùng anh chuyển những phần cơm được bếp cơm nấu cho các y bác sĩ. Rời khỏi cabin xe có máy lạnh, ngay lập tức, chúng tôi cảm nhận được sự ngột ngạt từ bộ đồ bảo hộ.
Chỉ ít phút, người chúng tôi đã mướt mồ hôi. Anh Chính nói, có như thế mới cảm nhận được sự vất vả của các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. “Nhiều hôm, tôi thấy các bác sĩ lộ rõ vẻ mệt mỏi. Họ chịu áp lực quá lớn. Phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít trong thời gian dài, ra mồ hôi nhiều, mất nước cộng thêm áp lực công việc khiến họ mệt mỏi vô cùng”, anh chia sẻ.
Việc gửi tặng cơm của chúng tôi cũng diễn ra trong “tích tắc”. Gửi lời chào, chúc sức khỏe các y bác sĩ, anh xịt khuẩn toàn xe rồi “lùa” chúng tôi lên cabin. Anh nói phải tranh thủ từng phút vì còn phải xuống Củ Chi lấy rau, củ, quả về gửi cho các bếp nấu.
Những phần cơm ấm nóng, nước ép trái cây mát lạnh được anh Chính chuyển đến y, bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch.
Anh Trần Mạnh Thái, Giám đốc công ty kích hoạt đội xe chở hàng miễn phí nói trên, cho biết, anh sớm nhận thấy sự cần thiết của việc vận chuyển thực phẩm đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến suốt thời gian dịch bệnh. Do đó, từ đầu tháng 6, anh tách riêng 5 xe tải 2,5 tấn và 1 xe bán tải của công ty để lập đội xe chở hàng 0 đồng.
Anh nói: “Công ty kết nối với mạnh thường quân ở các tỉnh gửi thực phẩm hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Khi họ chở thực phẩm đến cửa ngõ TP.HCM, công ty sẽ điều đội xe này ra nhận hàng về chuyển cho các bếp cơm. Tùy theo số lượng hàng hóa, chúng tôi sẽ điều các loại xe phù hợp, nếu cần thiết có thể điều cả container đến hỗ trợ miễn phí”.
“Chúng tôi sẽ duy trì đội xe cho đến khi hết dịch. Hơn bao giờ hết, lúc này, mỗi chúng ta nếu giúp được gì trong việc chống dịch đều phải cố gắng. Không còn đường nào khác, tất cả phải chung tay, đồng lòng mới sớm đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh”, anh chia sẻ thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Đội xung kích đặc biệt: Giám đốc, xe ôm 'đua' nhau chuyển cơm phát thịt
10h trưa mỗi ngày, đội phát cơm, thực phẩm di động xuất phát. Họ chở theo cơm, rau củ, quả... rong ruổi trên khắp các tuyến đường để tìm, gửi cho người cần.
" alt="Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'" />Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'
Nam DJ chơi nhạc trên ban công vào chiều 31/7. Ảnh chụp màn hình.
Khán giả của anh, cư dân từ những căn hộ lân cận, liên tục hô hào và bật đèn flash nhún nhảy.
Âm nhạc không quá lớn nhưng đủ để họ cùng nhau tận hưởng không khí náo nhiệt.
Nhiều cư dân khác không xem được màn trình diễn của anh Alexander do khuất tầm nhìn, phải xem qua livestream trên mạng xã hội.
Lê Thị Phương Anh, một cư dân tại Masteri An Phú, không thể quan sát được màn biểu diễn của anh Alexander, tuy nhiên đã rất nhiệt tình theo dõi qua livestream.
Chia sẻ với Zing, Phương Anh cho biết: "Trong tình hình dịch bệnh, tôi thấy hoạt động sáng tạo như thế này rất có ý nghĩa, giúp mọi người có thể xả stress, có được những giờ phút vui vẻ".
Phương Anh theo dõi màn trình diễn qua livestream.
Anh Trần Minh, một cư dân khác lại đề xuất phương án cho phép nam DJ được chơi nhạc tại khu vực bể bơi.
Theo anh, điều này sẽ giúp cư dân các toà nhà dễ theo dõi hơn.
"Hoạt động này cho thấy sự gắn kết của cư dân chung cư. Vị trí nhà tôi không xem được anh chơi nhạc, cũng chỉ nghe được âm thanh nhỏ. Tuy vậy, chúng tôi đều hưởng ứng và cổ vũ hết mình.
Nếu có thể, tôi mong ban quản lý có thể đặc cách cho anh Alexander xuống khu vực hồ bơi để chơi nhạc. Tất nhiên, anh ấy vẫn cần tuân thủ quy tắc 5K", anh Minh nói.
'Tôi muốn động viên tinh thần mọi người'
Đây không phải lần đầu tiên anh Alexander chơi nhạc phục vụ cư dân Masteri An Phú. Trước đó, tối 29/7, anh cũng đã chơi một set nhạc sôi động trên ban công căn hộ của mình để giúp mọi người giải trí.
Anh Alexander thường chơi nhạc tại các quán bar ở TP.HCM và Nha Trang trước giai đoạn giãn cách.
Chia sẻ với Zing, nam DJ cho biết muốn dành tặng món quà tinh thần của mình đến những người hàng xóm, mong mọi người vui vẻ hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội hiện tại.
"Những người hàng xóm của tôi tỏ ra rất thích thú và còn nói tôi hãy chơi tiếp đi. Đó cũng là động lực để tôi chơi nhạc tiếp vào tối 31/7", anh nói.
Nam DJ hiện sinh sống cùng vợ và một chú chó tại căn chung cư.
Gia đình anh đã từ Nga chuyển đến Việt Nam được 1 năm 8 tháng.
Trước giai đoạn giãn cách xã hội, anh thường chơi nhạc tại một số quán bar tại TP.HCM và Nha Trang.
Anh Nguyễn Tùng, thành viên ban quản trị nhóm mạng xã hội cư dân Masteri An Phú cho biết, bản thân rất hâm mộ tiết mục âm nhạc cùng tinh thần lạc quan của người hàng xóm Alexander.
Anh Tùng cũng chính là người đề xuất anh Alex chơi nhạc tiếp từ 18-19h ngày 31/7 tại chung cư.
"Tôi hào hứng khi rất đông cư dân ủng hộ buổi chơi nhạc của anh Alexander, cả người cao tuổi và các bạn trẻ. Tôi đã bàn bạc với anh Alexander chơi nhạc với âm thanh vừa đủ để tránh gây ảnh hưởng đến những hộ dân khác. Trong buổi chơi nhạc, tôi thấy hầu hết mọi người đều rất vui. Những điều lo lắng do dịch bệnh đều tạm tan biến hết", anh Tùng nói.
Không cần ra đường, người đàn ông ở Hà Nội vẫn chạy 15km mỗi ngày trong nhà
Yêu thể thao nhưng không bất chấp ra đường lúc 2-3 giờ sáng để tập luyện, anh Quang Phương vẫn hoàn thành 15km chạy bộ mỗi ngày ngay trong chính ngôi nhà của mình.
" alt="DJ ở TP.HCM chơi nhạc trên ban công tặng hàng xóm" />
...[详细]
Khoảng cách thế hệ khiến nhiều suy nghĩ của mẹ chồng tôi đã lạc hậu so với thời đại bây giờ nhưng bà không thừa nhận. Bản thân tôi cũng là một giáo viên nên tôi hiểu điều đó rất rõ. Có điều muốn gia đình êm ấm nên tôi đã nhịn bà rất nhiều. Chồng tôi thì nhất nhất nghe lời mẹ, có lẽ vì bố mất sớm, anh sống với mẹ từ nhỏ nên trong mắt anh chỉ có mẹ.
Con gái tôi ngoan ngoãn, học giỏi nên nó luôn được bà và bố yêu chiều. Còn con trai tôi lực học khá và thích chơi game nên ngoài giờ học là chơi. Con thích game chứ không phải nghiện nên đôi khi xao nhãng việc nhà. Mỗi lần như vậy mẹ chồng tôi lại mắng nó.
Cháu hư bà mắng là đúng, tôi không cản, không bênh con nhưng cứ nhằm bữa cơm là mẹ tôi lôi chuyện của con trai tôi ra mắng khiến cả nhà không có bữa cơm ngon trong yên bình. Chồng tôi cũng hùa vào mắng theo, có lúc con gái tôi cũng xúm vào mắng em. Một lần, hai lần tôi im lặng không nói nhưng lần nào cũng vây, tôi góp ý thì mẹ chồng mắng cả tôi.
Tôi đã nhẹ nhàng nói với chồng và con gái tôi rằng khi bà mắng thì mọi người đừng hùa vào, để 1 người mắng là đủ và nên tránh bữa cơm. Không hiểu sao mẹ chồng tôi biết, bà chửi tôi là con hư tại mẹ. Là mẹ mà khi bà mắng lại cứ im như thế thì sao con nó nghe.
Không những xúm vào mắng thằng bé, bà còn đưa đứa này, đứa kia ra so sánh. Tôi biết tụi trẻ bây giờ chúng tự trọng rất cao, không thích so sánh, góp ý với bà bà không nghe và lại mắng tôi. Bà bảo phải đưa gương đứa này đứa kia ra cho nó thấy xấu hổ mà sửa đổi.
Con tôi đang ở lứa tuổi ẩm ương mới lớn nên đôi khi không kiềm chế được thái độ. Bà mắng nhiều quá nó nổi khùng lên, bà dùng cán chổi vụt thì nó lấy tay đỡ, thế là bà nói tôi không biết dạy con. Nhiều khi thấy con bỏ cơm vào phòng nằm tôi lại lo tâm lý nó không được tốt. Dỗ dành con thì mẹ chồng tôi lại dỗi không ăn cơm vì bà nghĩ tôi không coi trọng lời nói của bà.
Là một giáo viên chủ nhiệm, công việc ở trường đã rất áp lực với tôi, về nhà lại phải đứng giữa con và mẹ chồng khiến tôi bị stress. Tôi không biết làm cách nào để nói chuyện cho mẹ chồng tôi hiểu đây.
Độc giả Hương Thảo
'Bế con về nhà ngoại phải xin phép, nhà chồng cho đi mới được đi'
Mẹ chồng em vừa giãy lên chửi rồi nói với em như thế, tất cả chỉ vì em mới sinh con được hơn tháng, nay muốn đưa con về chơi với ông bà ngoại bên nhà.
" alt="Mẹ chồng tôi là hiệu trưởng, cứ đến bữa cơm lại mắng cháu sa sả" />
...[详细]
Tôi luôn cố gắng nhìn thái độ vợ để mà hành xử, nhưng vẫn không đúng mong muốn của cô ấy, cuối cùng hai người lại trách móc, tranh cãi và mất vui. Về sau tôi buông bỏ, không cố gắng chiều lòng vợ nữa, cô ấy muốn sống theo cách của cô ấy, tôi sống theo cách của mình: Đi làm kiếm tiền nuôi gia đình vợ con, thời gian rảnh tôi dành tập thể dục cải thiện ngoại hình, thể lực, tôi cũng có đam mê với thời trang và thể thao.
Thế rồi tôi đã gặp một cô gái ở phòng tập thể hình. Cô ấy là huấn luyện viên ở đó. Cô ấy rất xinh đẹp, thân hình cực khỏe mạnh và săn chắc với các chỉ số hoàn hảo. Tìm hiểu qua facebook thì tôi thấy cô ấy chưa thực sự có tiếng tăm trong nghề nhưng có sao đâu, cô ấy còn rất trẻ, kém tôi 15 tuổi.
Tôi không hề có ý định tìm kiếm mối quan hệ nào khác ngoài vợ dù hôn nhân của tôi không vui vẻ gì. Nhưng thật kỳ lạ, cô gái ở phòng gym hoàn toàn phù hợp với tôi về tính cách, sở thích, quan điểm sống.
Cô ấy còn trẻ nhưng có khả năng thấu hiểu rất lớn, hoàn toàn hiểu vấn đề của tôi mỗi khi chúng tôi tâm sự. Ngoài ra cô ấy còn giống tôi ở điểm thích thể thao và du lịch khám phá. Chúng tôi đã hẹn nhau nếu tình hình dịch trở nên ổn hơn, chúng tôi sẽ đi chơi xa đâu đó một chuyến.
Cô ấy như một làn gió tươi mới thổi vào cuộc hôn nhân nhàm chán của tôi, nên hàng phòng thủ cuối cùng của tôi đã vỡ. Chúng tôi đi quá giới hạn trong một lần tôi đến chơi ở căn hộ chung cư của cô ấy.
Chuyện trên giường với em rất tuyệt vời, em khiến tôi có cảm giác mình được hồi sinh, đầy hấp dẫn, được ham muốn và được tôn trọng. Rõ ràng là nếu chúng tôi ở bên nhau, tương lai sẽ vô cùng tươi sáng.
Nhưng chính vì nghĩ đến tương lai mà tôi bắt đầu chùn bước. Tôi đâu phải người đàn ông tự do, tôi có phía sau cả một gia đình, và nhất là hai đứa con còn nhỏ. Tôi có thể không còn yêu vợ, nhưng cô ấy vẫn yêu tôi, các con yêu tôi, và họ cần tôi.
Tôi nên làm sao trong hoàn cảnh này? Hy sinh hạnh phúc riêng của mình để làm tròn bổn phận người chồng, người cha hay mặc kệ tất cả, cứ đến với cô gái tuyệt vời đang khiến tim tôi ngập tràn hạnh phúc?
Theo Dân Trí
Sắp cưới nhưng tôi không thể quên được mối tình đầu
Vợ sắp cưới của tôi không biết điều này. Tôi phải làm sao để quên được mối tình đầu đây?
" alt="Ngoại tình với nữ huấn luyện viên thể hình xinh đẹp nên chán vợ" />
...[详细]